Khái quát về Designer:
Designer hay còn gọi là nhà thiết kế. Họ là những người làm nhiệm vụ lên ý tưởng cấu trúc, hình dáng và công năng của một đối tượng trước khi tạo ra nó. Việc thiết kế có thể sử dụng cho bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào xung quanh ta. Để hoàn thành việc thiết kế, Designer sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, phân tích, mô hình hóa, điều chỉnh tương tác và tạo bản vẽ hoặc bản kế hoạch.
Nhiệm vụ của Designer là tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng hoặc doanh nghiệp và phân tích nó. Designer sẽ phải cập nhật xu hướng thị trường liên tục và sử dụng nó làm đề tài cho thiết kế của mình. Tiếp theo, Designer sẽ thiết kế, mô phỏng hình ảnh, màu sắc, kích thước và chức năng của sản phẩm và chờ duyệt.
Công việc designer thường làm:
- Thiết kế giao diện người dùng (UI).
- Trải nghiệm người dùng (UX Design).
- Tối ưu hóa di động.
- Tạo đồ họa và hình ảnh.
- Tương tác với nhóm phát triển dự án.
- Nghiên cứu và phân tích.
- Họp daily team mỗi sáng trao đổi về các task (Theo bảng tính năng) cần làm trong ngày và các task cần làm ưu tiên trong sáng.
- Xem tài liệu (Bảng tính năng, File yêu cầu của BA, dev và test, v.v.).
- Thiết kế.
Gợi ý nguồn học:
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Khoa Công nghê đa phương tiện.
- Học tại trung tâm đào tạo thiết kế.
- Học qua youtube, podcast hoặc một số page trên social media về UI/UX.
Công cụ hay sử dụng:
Các quy trình làm việc trong dự án:
Ví dụ về quy trình làm việc của Designer trong dự án
Design cho dự án Analink
-
Product definition (Định nghĩa sản phẩm):
- Cần hiểu bối cảnh tại sao nó tồn tại. Designer cùng BA thảo luận về định nghĩa sản phẩm với các stakeholder.
- Giai đoạn này thường bao gồm:
- Stakeholder interviews: Phỏng vấn các bên liên quan chính để nắm được các mục tiêu sản phẩm.
- Value proposition mapping: Thống nhất giữa team và stakeholder về sản phẩm sẽ như thế nào và làm thế nào để phù hợp với nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp.
- Concept sketching: Tạo bản phác thảo ban đầu về sản phẩm.
- Giai đoạn này thường kết thúc bằng một cuộc họp khởi động dự án, tập hợp tất cả những người đóng vai trò chủ chốt lại với nhau để đặt ra những kỳ vọng phù hợp cho cả product team và stakeholder. Cuộc họp có thể thảo luận về mục đích của sản phẩm, phân chia vai trò trong nhóm, kênh giao tiếp với stakeholder, và kỳ vọng của stakeholder.
-
Product research (Nghiên cứu sản phẩm):
- Khi đã xác định yêu cầu, team BA và Design sẽ chuyển sang giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn này thường bao gồm cả nghiên cứu sản phẩm, đối thủ cạnh tranh.
-
Design (Thiết kế):
- Giai đoạn thiết kế thường bao gồm:
- Tạo kiến trúc thông tin (Information architecture): Dựa trên các tính năng, luồng cần có cho sản phẩm để đưa ra kiến trúc thông tin.
- Sketching: Phác thảo nhanh để hình dung ý tưởng của stakeholder và BA, giúp team hình dung ra một loạt các giải pháp thiết kế trước khi quyết định nên sử dụng giải pháp nào.
- Tạo wireframes: Hình dung ra cấu trúc cơ bản của một trang, bao gồm các yếu tố chính và sắp xếp chúng với nhau. Wireframing làm base cho mockup và prototype.
- Tạo prototypes: Cần dùng trong một số trường hợp để trải nghiệm tương tác thực tế.
- Tạo design specification: Thông số kỹ thuật thiết kế giúp developer để biến prototype thành một sản phẩm hoạt động được.
- Tạo design systems: Tạo ra một hệ thống các component, style giúp developer thống nhất về thiết kế.
- Giai đoạn thiết kế thường bao gồm: