API (Application Programming Interface) - giao diện lập trình ứng dụng: Là giao diện giữa phần mềm với phần mềm. Sử dụng giao diện này để các phần mềm giao tiếp với nhau, giúp đỡ và tận dụng thế mạnh của nhau cuối cùng đạt được mục đích đề ra. Những năm gần đây khi cuộc cách mạng về khoa học kỹ thuật bùng nổ, thì API cũng trở thành mắt xích quan trọng trong việc kết nối các ứng dụng trên các thiết bị khác nhau. Chính vì vậy, không có gì quá xa lạ khi hầu hết các công ty IT đều hướng tới mục đích phát triển đi đôi với kiểm thử API trong các sản phẩm.

Công việc:

  • Kiểm tra đầu vào của từng api:
    • Liệt kê các dữ liệu đầu vào của từng api: Tìm hiểu api yêu cầu những thuộc tính như tài khoản, mật khẩu, token jwt, v.v hay không.
    • Kiểm tra dữ liệu trả về khi đầu vào đạt chuẩn: Khi dữ liệu đầu vào đúng thì api trả về thông báo hay data nào.
    • Kiểm tra dữ liệu trả về khi dữ liệu đầu vào sai hoặc thiếu.

Các công cụ được sử dụng để kiểm tra api:

  1. Postman:
    • Thông thường tool này được sử dụng bởi Developers trong giai đoạn phát triển sản phẩm, cụ thể là ở bước unit test. Người sử dụng postman hoàn toàn kiểm tra chất lượng của sản phẩm thông qua các kết quả trả về mà không cần quan tâm tới giao diện của sản phẩm. Hiện nay, Postman đã đa dạng phiên bản để phù hợp với hệ điều hành khác nhau: Mac OS, Windows,v.v. Nếu sử dụng hệ điều hành nhân Linux thì cần tải từ Extensions của Chrome.
    • Đặc điểm nổi bật:
      • Dễ dàng sử dụng REST client (Easy-to-use REST client).
      • Giao diện đơn giản, dễ hiểu.
      • Có thể chạy trên các hệ điều hành khác nhau: MAC OS, Windows, Linux and Chrome Apps.
      • Không đòi hỏi phải học một ngôn ngữ mới.
      • Cho phép gửi HTTP Request đầy đủ các method: GET, POST, PUT, DELETE.
      • Cho phép thay đổi header của request.
      • Cho phép post dữ liệu theo các định dạng: Text, json, key-value.
      • Kết quả nhận về theo nhiều định dạng: Text, hình ảnh, xml, json.
  2. Jmeter:
    • Thông thường tool này được sử dụng bởi Tester để thực hiện test hiệu năng, đo độ tải sản phẩm trong giai đoạn giữa và gần release sản phẩm.
    • Đặc điểm nổi bật:
      • Hỗ trợ chạy lại kết quả kiểm thử.
      • Tự động làm việc với các file CSV và cho phép người sử dụng tạo ra các biến để test API một cách nhanh chóng.
      • Sử dụng để kiểm thử hiệu năng, độ tải trên cả nguồn tĩnh và nguồn động trên nhiều loại server khác nhau.
      • Là mã nguồn mở được viết bằng java.
      • Công cụ chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
  3. Katalon Studio:
    • Thông thường tool này được sử dụng bởi Tester, là một công cụ kiểm tra tự động hoá miễn phí, cung cấp một môi trường chung để tạo và thực thi chức năng UI, các dịch vụ API/WEB và Mobile.
    • Đặc điểm nổi bật:
      • Quick & easy set-up: Cài đặt đơn giản và nhanh gọn.
      • Faster & Better results: Hàng trăm từ khoá được tích hợp để tạo các trường hợp kiểm thử.
      • Flexible modes: Xây dựng bộ kiểm thử linh hoạt.
      • Ease of use: Đơn giản, dễ hiểu ngay cả với những người đầu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm lập trình.
      • Multi-OS application : Hỗ trợ trên nhiều nền tảng: Windows, MAC OS
      • No costs requried: Miễn phí.
  4. Tricentis Tosca:
    • Là nền tảng thử nghiệm liên tục cho Agile và DevOps.
    • Đặc điểm nổi bật:
      • Hỗ trợ nhiều giao thức: HTTPs JMS, AMQP, Rabbit MQ, TIBCO EMS, SOAP, REST, IBM MQ, NET TCP.
      • Tích hợp vào chu trình Agile và DevOps.
      • Tối đa hoá việc sử dụng và bảo trì với tự động hoá thử nghiệm dựa trên mô hình.
      • API có thể được sử dụng trên thiết bị di động, đa nền tảng.
      • Giảm thiểu thời gian kiểm thử hồi quy.
  5. Apigee:
    • Là công cụ kiểm thử API trên đám mây, cho phép người dùng đo lường và kiểm tra hiệu suất API, hỗ trợ và xây dựng API bằng các trình soạn thảo khác như Swagger.
    • Đặc điểm nổi bật:
      • Được viết bởi Javascript.
      • Cho phép giám sát thiết kế, triển khai và chia tỷ lệ API.
      • Xác định các vấn đề về hiệu suất bằng cách theo dõi lưu lượng API, tỷ lệ và thời gian phản hồi.
      • Dễ dàng tạo ra các proxy API từ đặc tả API mở và triển khai chúng trong đám mây.
      • Mô hình triển khai đám mây, tại chỗ hoặc kết hợp trên một mã duy nhất.
      • Được xây dựng với mục đích kinh doanh kỹ thuật số và các ứng dụng dựa trên thiết bị di động nhiều tài nguyên.